Tân nhạc Việt Nam trước 1954

Dat Eric
3 min readJul 19, 2020

Để nói về dòng nhạc trước 1954 sẽ cần điểm danh nhiều nhạc sỹ đi đầu trong các tình khúc mà có thể sau này ảnh hưởng đến rất nhiều nhạc sỹ vĩ đại từ 1954 trở về sau như Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Anh Bằng hay Văn Cao.

Nguyễn Văn Thương

Không có nhiều dữ liệu về tác giả nhưng bài hát nổi danh nhất của ông là bài hát Đêm Đông. Theo một vài tài liệu trên mạng thì ông viết bài hát vào cuối năm 1939 khi đi ngang qua khu phố Khâm Thiên (khu phố đèn đỏ ngày đấy), với hoàn cảnh không đủ tiền để về quê ngoài Huế.

Đêm Đông là một bài hát về ca từ mang một chút thê lương của lữ khách, người giang hồ cô độc với mùa đông xứ Bắc. Rất nhiều cảm xúc nếu những ai đã từng sống ở Hanoi hay lang thang quanh mảnh đất hình chữ S này.

https://www.youtube.com/watch?v=m-C3WUmEAIk

Đặng Thế Phong

Được coi là “anh cả” của dòng tân nhạc với các tác phẩm “Giọt mưa thu”, “Con thuyền không bến” “Đêm thu”

Cuộc đời ông cũng là một cuộc đời lang bạt. Quê Nam Định, học thành chung rồi qua tận Nam Vang và về Hanoi mất về bệnh.

Những tác phẩm của ông có lẽ ảnh hưởng đến những nhạc sĩ sau này như Đoàn Chuẩn — Từ Linh, Văn Cao — Phạm Duy.

Nghe giai điệu những bài hát mang chút âm hưởng nhạc Cung Đình và dân ca Bắc bộ. Hình ảnh vùng quê thanh bình, mang mác gợi về cho những ai từng được đắm mình trong mùa thu đất Bắc

Tài hoa thì bạc mệnh. Chỉ với 03 tác phẩm nhưng đã để lại cho hậu thế những cảm nhận khó phai nhạt

Đoàn Chuẩn — Từ Linh

Công tử Hải Phòng của nhà nước mắm Vạn Vân có một cuộc sống đúng chất “dân chơi” bây giờ. Cuộc sống nhung lụa & tài năng đã được chứng minh bằng các ca khúc bất hủ.

Nhạc thu của Đoàn Chuẩn cũng như Đặng Thế Phong là ảnh hưởng rất nhiều sau này dành cho các nhạc sĩ khác.

Nhưng với người viết. Bài viết đáng yêu thích nhất của ông là “Gửi người em gái” viết về hiệp định Geneve 1954 về sự xa cách hai miền.

Người viết được nghe 01 câu chuyện của người làm tháp đồng hồ tại Hà nội có khung cảnh y hệt khi hai người yêu nhau chia tay trên chuyến tàu biệt ly tới vài chục năm sau.

“Hà nội chờ đón tết, hoa chen người đi, liễu rủ mà chi?”

Văn Cao & Phạm Duy

Nhiều người cố gán ghép Văn Cao với Trịnh Công Sơn. Nhưng nếu ai đọc hồi ký Phạm Duy và những tài liệu khác thì sẽ biết hai ông là bạn khi còn ở Hải Phòng.

Phạm Duy từng chê Văn Cao chỉ biết rít thuốc lào và “nhát gái”. Nhưng hai ông rất thân thiết.

Sau 1954, một người Nam, kẻ Bắc thì dính “Nhân Văn” đến tận cuối đời bài hát được nghe nhiều nhất lại là “Tiến Quân Ca”

Còn những “Buồn Tàn Thu” “Cô Hái Mơ” thì lại được phổ biến trong Saigon và mãi sau này mọi người mới biết nhiều về những tác phẩm đó.

https://www.youtube.com/watch?v=NR-kNCtH2Yo

Có thể còn nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý. Nhưng thôi, tạm vậy lúc nào rảnh lại cập nhật tiếp.

--

--